» Thông tin » Thủ Tục Hồ Sơ Thành Lập Địa Điểm Kinh Doanh
Danh Sách Sinh Viên

Thủ Tục Hồ Sơ Thành Lập Địa Điểm Kinh Doanh

Tư Vấn Đại Việt chuyên cung cấp dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh tại khắp các tỉnh thành trên toàn quốc. Công ty chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn thành lập địa điểm kinh doanh cũng như các dịch vụ khác liên quan đến doanh nghiệp. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp, miễn phí và sử dụng trọn gói dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh của mình một cách hiệu quả nhất.

Xem thêm:

>> Sự khác nhau giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh

>> Sự khác nhau giữa chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh

>> Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

I. Đặc điểm của địa điểm kinh doanh

Thành lập địa điểm kinh doanh là công việc mà doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Địa điểm kinh doanh được phép kinh doanh những ngành nghề mà công ty đã đăng ký nhưng không phải tất cả mà chỉ là một nhóm ngành cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn từ ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ. Địa điểm kinh doanh là đơn vị hạch toán phụ thuộc, không có con dấu.

Nếu trước đây địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp chỉ có thể thành lập trong phạm vi cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh thì hiện nay từ ngày 10/10/2018 doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh của công ty hoặc địa điểm kinh doanh của chi nhánh khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Do đó những doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vị kinh doanh của mình nhưng không muốn phát sinh các thủ tục kê khai thuế phức tạp như chi nhánh nhưng lại có thể phát sinh được hoạt động kinh doanh (khác với văn phòng đại diện công ty chỉ là nơi giao dịch, chào hàng) thì nên lựa chọn hình thức thành lập địa điểm kinh doanh.

Lưu ý:mỗi địa điển kinh doanh của doanh nghiệp dù không phát sinh nghĩa vụ kê khai thuế, mở sổ sách kế toán riêng nhưng phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm (khác với văn phòng đại diện công ty không phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế môn bài).

II. Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh bao gồm những gì?

1.  Chuẩn bị hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh:

Sau khi nhận được thông tin về tên, vị trí đặt, số điện thoại của địa điểm kinh doanh, người đứng đầu địa điểm kinh doanh, Tư Vấn Đại Việt sẽ soạn hồ sơ và chuyển cho Quý khách hàng ký đóng dấu.

Xem thêm:

>> Giải thể chi nhánh công ty cổ phần

>> Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện

>> Nên thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh

Thành phần hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm:

• Thông báo lập địa điểm kinh doanh;

• Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;

• Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu địa điểm kinh doanh nếu người đứng đầu địa điểm không đồng thời là người đại diện theo pháp luật hoặc cổ đông, thành viên, chủ sở hữu công ty;

• Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty mẹ;

• Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ;

• Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người nộp hồ sơ.

2.  Nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh ở đâu?

Sau khi nhận được hồ sơ có đầy đủ chữ ký của quý khách hàng, Tư Vấn Đại Việt sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh và theo dõi cho tới khi ra được kết quả cho Quý khách.

Xem thêm:

>> Tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ

>> Tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội

>> Tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập doanh nghiệp

>> Trình tự thủ tục góp vốn bằng tài sản cố định vào doanh nghiệp

3. Kết quả Quý khách hàng nhận được khi thành lập địa điểm kinh doanh

• Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh.

• Hồ sơ nội bộ để lưu tại văn phòng

Lưu ý:

• Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh.

• Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

4. Thủ tục cần làm sau khi thành lập địa điểm kinh doanh

- Kê khai và nộp thuế môn bài: Mức thuế môn bài năm 2019 đối với 01 địa điểm kinh doanh là 1.000.000 đồng/năm;

- Treo biển tại địa điểm kinh doanh; 

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để sử dụng trọn gói dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh với những ưu đãi hấp dẫn nhất. Chúng tôi đảm bảo sẽ mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho quý khách khi sử dụng dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh của chúng tôi.

Xem thêm:

>> Thay đổi địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện

>> Hồ sơ thủ tục thành lập chi nhánh Công Ty

>> Thành Lập Chi Nhánh công ty Khác Tỉnh

>> Thành Lập Văn Phòng Đại Diện Khác Tỉnh

>> Nên thành lập văn phòng đại diện hay chi nhánh

>> Thay đổi hoạt động của văn phòng đại diện công ty cổ phần

Để được tư vấn và tham khảo dịch vụ, vui lòng liên hệ:

Công Ty TNHH Tư Vấn Đại Việt

Chuyên viên: Ms Thanh Phúc

P: 0905548995 / 0918588240

Zalo: 0905 548 995

E: tuvandaivietqn@gmail.com

W: www.ketoandaiviet.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

THÀNH LẬP CTY | ĐĂNG KÝ KINH DOANH




Copyright © 2017 - All Rights Reserved - www.ketoandaiviet.vn

Đang online: 7    Lượt truy cập: 5239006