» Thông tin » Quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ, chồng
Danh Sách Sinh Viên 

Quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ, chồng

Luật hôn nhân và gia đình

Điều 79. Quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng

1. Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69, 71 và 72 của Luật này.
2. Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Luật này.

Xem thêm:

>> Quyền có tài sản riêng của con cái

>> Quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi

>> Quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ, chồng

Tham khảo các điều luật liên quan đến quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ, chồng

Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của con

1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
3. Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.
Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
4. Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
5. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.

Xem thêm:

>> Quyền, nghĩa vụ của con dâu, con rể, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng

>> Quyền, nghĩa vụ nuôi con sau khi ly hôn

>> Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng

1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Điều 72. Nghĩa vụ và quyền giáo dục con

1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.
Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.
2. Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con.
3. Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được.

Dịch vụ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình

Đại Việt với đội ngũ luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm, có trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, được đào tạo bài bản, chúng tôi đảm bảo cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất.

Đại Việt cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình

Dịch vụ tư vấn thủ tục hành chính hôn nhân gia đình.

+ Thủ tục đăng ký kết hôn.
+ Nhận con nuôi, cha mẹ nuôi.
+ Đăng ký kết hôn với người nước ngoài.
+ Thay đổi thông tin trên giấy khai sinh.
+ Khai di sản tặng cho tài sản.
+ Tặng cho tài sản.
+ Khai sinh, khai tử.
+ Nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài.
+ Đăng ký hộ khẩu, chuyển hộ khẩu.
+ Tài sản chung của hộ gia đình, dòng họ.

Dịch vụ tư vấn ly hôn

+ Thủ tục hòa giải khi ly hôn.
+ Chia tài sản trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình.
+ Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ, chồng, cách chia tài sản khi ly hôn.
+ Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ con sau ly hôn, quyền nuôi con khi ly hôn.
+ Thủ tục ly hôn đơn phương.
+ Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn.
+ Thời điểm chấm dứt hôn nhân.
+ Thủ tục ly hôn thuận tình.
+ Đơn ly hôn, hồ sơ, tài liệu cần chuẩn bị.
+ Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài.
+ Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết.

Dịch vụ tư vấn tranh chấp sau ly hôn

Nội dung tư vấn sau ly hôn bao gồm những nội dung chính sau:
+ Tư vấn về cấp dưỡng sau khi ly hôn.
+ Tư vấn về đòi lại quyền trực tiếp nuôi con.
+ Tư vấn về tài sản sau ly hôn.
Ngoài những nội dung chính trên, dịch vụ tư vấn luật hôn nhân của công ty chúng tôi còn có những nội dung khác như:
+ Quyền và nghĩa vụ của con ngoài giá thú.
+ Tư vấn các trường hợp hủy kết hôn trái pháp luật.
+ Tư vấn trường hợp vi phạm chế độ một vợ một chồng.
+ Vi phạm chế độ hôn nhân và gia đình (Ngoại tình, bạo hành gia đình,..).
+ Các trường hợp công nhận hôn nhân hợp pháp đối với trường hợp không đăng ký kết hôn.
Nếu quý khách cần biết thêm thông tin, hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn chi tiết. 

Xem thêm:

>> Căn cứ xác định cha, mẹ, con và quyền nhận cha, mẹ, con

>> Xác định cha, mẹ khi sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

>> Quy định pháp luật về mang thai hộ

>> Quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên khác của gia đình

>> Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên gia đình, họ hàng

>> Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

>> Quy định kết hôn và ly hôn có yếu tố nước ngoài

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

THÀNH LẬP CTY | ĐĂNG KÝ KINH DOANH




VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH

VĂN PHÒNG HÀ NỘI

VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG

VĂN PHÒNG BÌNH ĐỊNH

Copyright © 2017 - All Rights Reserved - www.ketoandaiviet.vn

Đang online: 27    Lượt truy cập: 2481322

0918 588 240